Một số lưu ý khi phỏng vấn ứng viên non kinh nghiệm

Bạn có thể bắt đầu với câu hỏi: “Bạn thích làm điều gì nhất khi ở trường đại học? Khi không có tiết học thì bạn thích làm gì nhất?”. Sau đó chuyển

Các chuyên gia lĩnh vực tuyển dụng cho rằng nếu công ty biết cách phỏng vấn và hỏi những câu hỏi phù hợp thì không khó để tìm được người phù hợp cho vị trí đang đăng tuyển.

Ứng viên là sinh viên

Sinh viên bị cho là ứng viên non kinh nghiệm vì họ thiếu chuyên nghiệp. Nhà tuyển dụng thường mất thời gian trong buổi phỏng vấn giải thích với họ tại sao lại có buổi phỏng vấn xin việc này. Bạn nên cho sinh viên lần đầu tiên đi xin việc một hướng dẫn cụ thể trong các câu hỏi bạn đặt ra.

Ví dụ:

“Bạn vui lòng đưa ví dụ những hoạt động trên lớp hoặc những công việc bạn đã thực hiện trước đây. Hãy cho tôi biết kết quả bạn đạt được như thế nào?”.

Phỏng vấn ứng viên non kinh nghiệm cần biết cách hỏi những câu hỏi phù hợp
Sau khi đưa ra câu hỏi, nhà tuyển dụng cũng nên thăm dò tiếp ứng viên.

Ví dụ:

“Hãy cho tôi biết về những gì bạn đã và sẽ làm khi đối diện với vấn đề khó khăn? Bạn đã đạt thành tích gì hoặc ghi bao nhiêu điểm với dự án này?”.

Nhà tuyển dụng cần đặt ra các tiêu chuẩn khi phỏng vấn các ứng viên non kinh nghiệm để biết họ có và thiếu các kỹ năng gì.

Sắp xếp công việc – Quản lý thời gian

Bạn hãy hỏi ứng viên là “Hãy cho tôi biết bạn sắp xếp công việc trong ngày như thế nào?”. Thông qua câu trả lời của ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ biết được ứng viên cân đối công việc như thế nào và họ ưu tiên làm gì trước.

Giải quyết vấn đề

Trường hợp bạn không phải đang phỏng vấn ứng viên non kinh nghiệm vì họ đã từng đi làm thì hãy hỏi: “Những vấn đề nào bạn thường gặp trong công việc này? Ai là người chịu trách nhiệm và bản thân bạn đã làm gì? Bạn có hành động để những vấn đề này không xảy ra nữa không và bạn dùng kĩ năng nào để giải quyết?”.

Với các ứng viên non kinh nghiệm thì chuyên gia khuyên bạn hỏi về những tình huống trong trường hoặc những hoạt động nhóm. “Có bao giờ bạn gặp rắc rối trong trường hoặc khi làm việc theo nhóm chưa? Bạn giải quyết rắc rối đó như thế nào?”.

Giao tiếp

Nhà tuyển dụng có thể đánh giá khả năng giao tiếp của ứng viên qua cách trả lời, cách ứng viên lắng nghe. Xem rằng họ trả lời ngay hay mất một lúc mới trả lời. Bạn có thể hỏi: “Bạn có sử dụng kĩ năng giao tiếp nào không? Bạn hiện đang dùng những mạng xã hội nào?”. Đồng thời, bạn đã từng hoạt động những gì trong trường và nó giúp bạn rèn luyện được những kĩ năng như thế nào. Những gì ứng viên đã thực hành đều thể hiện được rằng, dù họ chưa có kinh nghiệm thực tế nhưng họ cũng đã trải nghiệm được những tình huống tương tự để có thể biết cách giải quyết bằng cách vận dụng kỹ năng giao tiếp của mình.

Kỹ năng mềm

Để biết ứng viên non kinh nghiệm có những kỹ năng mềm nào, có hiểu biết xã hội và cảm xúc như thế nào thì nhà tuyển dụng có thể hỏi: “Bạn thích giáo viên nào và không thích giáo viên nào? Tại sao?”. Chúng giúp tiết lộ quan điểm cá nhân và mối quan hệ của ứng viên. Đồng thời, cũng nên để cho ứng viên được thể hiện kỹ năng mềm (nếu có) thông qua các khóa học mà họ đã được học và không nhất thiết là phải trải nghiệm thực tế.

Có thể đánh giá khả năng giao tiếp của ứng viên qua cách ứng viên lắng nghe và trả lời
Xem trọng vai trò, động lực cá nhân

Bạn có thể bắt đầu với câu hỏi: “Bạn thích làm điều gì nhất khi ở trường đại học? Khi không có tiết học thì bạn thích làm gì nhất?”. Sau đó chuyển sang vị trí đăng tuyển xem ứng viên đã nghiên cứu kĩ về công ty và công việc đang ứng tuyển hay chưa.

“Tại sao bạn muốn làm việc cho công ty chúng tôi?”. “Bạn biết gì về công việc này và muốn biết thêm gì về nó?”. Những câu hỏi này giúp bạn xác định độ phù hợp của ứng viên với văn hóa doanh nghiệp. Bạn cũng có thể hỏi sâu về giá trị và đạo đức nghề nghiệp.

Sau buổi phỏng vấn với ứng viên non kinh nghiệm, nếu bạn thấy ứng viên đó phù hợp thì hãy thảo luận với họ về cách công ty đánh giá ứng viên trong 3 tháng đầu, 6 tháng hoặc 1 năm. Nếu họ vẫn tỏ vẻ không hiểu thì có lẽ ứng viên này không phù hợp.

Đối với những ứng viên non kinh nghiệm thì thái độ và tinh thần học hỏi là điều quan trọng nhất. Trong từng tình huống và từng câu hỏi đặt ra, điều quan trọng là hãy quan sát thái độ của họ. Một người chưa trải qua kinh nghiệm thực tế nào không có nghĩa là họ sẽ không thể làm được gì cho công ty của bạn. Nhưng người không có thái độ tốt, chắc chắn sẽ là người phá hỏng nhiều dự án trong công ty của bạn. Do đó, cần xem xét và thấu hiểu ứng viên để có thể có những đánh giá tốt nhất.

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *